Vim - The Text Editor (Part I)

My Vimmy

Giới thiệu:
vi (đọc là "vi ai" theo cách đánh vần tiếng Anh) là chương trình soạn thảo văn bản trên máy tính được viết bởi Bill Joy năm 1976 để dùng cho hệ điều hành BSD. Sau này nó được AT&T dùng và trở thành tiêu chuẩn (dù không chính thức) trong Unix. vi được dùng ở chế độ văn bản (text mode) như trạm cuối (terminal) và console. Tên gọi lấy từ chữ viết tắt (hai chữ đầu) của lệnh visual trong chương trình ex. Lệnh này chuyển chế độ biên tập dòng (line mode) của ex sang chế độ trực quan (visual mode).

Vim - "Vi IMproved" - bản nâng cấp và mở rộng cho vi



Sự khác biệt so với các trình soạn thảo khác:





  •  Sử dụng Vim giảm thiểu tối đa việc sử dụng chuột.
    Không giống như các trình soạn thảo khác, việc bạn sử dụng chuột để thực hiện các chức năng trong Vim gần như là không hiệu quả. Vim cho phép bạn thao tác trực tiếp bằng bàn phím, bạn có thể copy/paste, mở/lưu file, mở/chuyển cửa sổ làm việc chỉ bằng một vài tổ hợp phím đơn giản. Và với coder việc hoàn toàn đặt tay trên bàn phím đem lại tốc độ cho công việc hơn rất nhiều.
  • Hãy quên đi những phím di chuyển

    Nếu bạn thao tác soạn thảo trên Vim mà vẫn sử dụng các phím di chuyển thông thường thì bạn không thể thấy hết được sức mạnh thực sự của Vim.

    Vim có 2 chế độ soạn thảo Insert/Command. Ở chế độ Command bạn mới thực sự di chuyển trong code và khi đã quen với việc này, nếu sử dụng một trình soạn thảo khác không có khả năng tương tự bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn :feelingstupid:
    • Nếu mới sử dụng Vim, bạn sẽ cảm thấy khá khó khăn với việc di chuyển bằng các phím h j k l, nhưng chỉ một thời gian sau, bạn sẽ thực sự thấy đây là điều rất thú vị.
      Hơn thế nữa việc di chuyển trong code không đơn thuần là dùng các phím điều hướng như trên, ví dụ:
      • Trên một dòng code như sau: public functiong getData() 
      •   Ở đây bạn đã viết sai từ "functiong" thay vì "function", giả sử con trỏ ở đầu dòng, bạn chỉ cần sử dụng tổ hợp phím "fgx" (f: find ký tự "g" , x: xóa ký tự tại vị trí con trỏ) thay vì phải sử dụng phím di chuyển sang phải và sau đó dùng phím delete
        Đây là một ví dụ đơn giản nhưng hãy thử với một dòng code rất dài hoặc việc di chuyển giữa các đoạn code với nhau, bạn sẽ thấy được tốc độ là tốt hơn rất nhiều
      • Ngoài ra di chuyển vị trí con trỏ trong Vim thực sự rất hiệu quả chỉ cần bạn nhớ được các phím chức năng di chuyển cơ bản nhất như:
        • Chuyển từ command mode sang insert mode:
          o: xuống dòng (dù ở bất kỳ vị trí nào ở dòng trước đó sẽ nhảy xuống một dòng mới ở dưới)
          I : chèn vào đầu dòng
          A : chèn vào cuối dòng
        • f/F : tìm ký tự (khá hiệu quả để di chuyển trong một dòng :like: )
        • Ngoài ra bạn có thể mod lại các phím Shift h/j/k/l tương đương với 5h/5j/5k/5l (di chuyển đến 5 dòng tiếp theo, 5 ký tự tiếp theo)
        • 123 + gg : nhảy đến dòng thứ 123
        • G : nhảy đến cuối file (việc chọn toàn bộ văn bản có thể dùng bằng cách đặt con trỏ ở vị trí đầu tiên + phím v + G)
        • 50% : nhảy đến vị trí tương ứng 50% văn bản
        • etc...





    • Hãy học cách làm việc với nhiều cửa sổ con

      Chia đôi màn hình làm việc



      Hoặc cùng làm việc với nhiều file trên một màn hình duy nhất

      Màn hình làm việc với 4 file được mở
    • Text Editor hay là IDE ?
      Vim có sức mạnh như một IDE thực thụ với bộ plugins hoàn toàn thực hiện  được những chức năng như:
      • Autocomplete
      • Autobackup
      • Check syntax
      • Manager File and Folder
      • Snippets
      • etc...
      Ngoài ra nếu sử dụng trên linux bạn có thể viết shell-script kết hợp với  Vim tạo ra hiệu quả làm việc rất cao, ví dụ như tạo 1 script tự động build một project mới hoặc tự động backup với thời gian định trước.
      Ở phần sau tôi sẽ giới thiệu về các plugin và cách cấu hình Vim. (to be continued)
    • Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này